Bài toán mang tên “Nhân sự nước ngoài – không gắn bó, không trưởng thành”. Ngành sản xuất Nhật Bản cần tái định nghĩa tư duy tuyển dụng
Trong buổi làm việc mới đây tại Nhật Bản, ITM có buổi gặp mặt và trao đổi với đoàn chuyên gia của công ty NC Network – đơn vị kết nối hơn 20.000 doanh nghiệp chế tạo tại Nhật Bản về chủ đề đặc biệt quan tâm trong ngành sản xuất: bài toán nhân sự quốc tế.
1. Từ thực trạng nhân sự: Tuyển không được, giữ càng khó
Câu chuyện bắt đầu từ những chia sẻ rất thật của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của NC Network: “Không tuyển được người trẻ”; “Tuyển rồi nhưng họ không ở lại lâu”; “Muốn tuyển nhân sự nước ngoài nhưng hệ thống visa rắc rối, khó hiểu”.
Trong bối cảnh đó, các chương trình visa như Thực tập kỹ năng, Kỹ năng đặc định, và Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế (gọi tắt là “Kỹ sư”) đang nhận được nhiều quan tâm.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc triển khai hiệu quả: “Tưởng như đã hiểu các loại visa, nhưng không biết loại nào phù hợp với doanh nghiệp mình”; “Cùng là visa Kỹ sư, sao có doanh nghiệp làm rất tốt, có doanh nghiệp lại thất bại?”
Nhằm tìm kiếm lời giải cho những băn khoăn này, ITM với tư cách hơn 20 năm kinh nghiệm đào tạo và giới thiệu nhân sự Việt Nam đã có cuộc trò chuyện giữa ông Trần Anh Trung, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch ITM Group, chị Nguyễn Giang Ngân, người từng sang Nhật theo chương trình thực tập sinh và hiện đang phụ trách kinh doanh tại ITM Japan và đoàn chuyên gia của NC Network.
Với sự am hiểu cả về hệ thống visa và thực tế tại nơi làm việc, hai người đã chia sẻ góc nhìn sâu sắc: “Điều quan trọng không nằm ở việc chọn loại visa nào, mà là cách vận dụng và xây dựng hệ thống tiếp nhận phù hợp mới là yếu tố quyết định việc nhân sự có gắn bó lâu dài hay không.” Từ những trăn trở mà NC Network đề cập, ITM xác định vai trò không chỉ là tư vấn visa, mà là đồng hành trong cả chiến lược nhân sự.
2. ITM không chỉ tìm visa phù hợp, mà thiết kế hệ thống tiếp nhận bài bản
“Thực tập sinh kỹ năng chỉ là chương trình đào tạo nên không thể kỳ vọng là lực lượng sẵn sàng làm việc ngay”; “Nếu là visa Kỹ sư thì sẽ dễ gắn bó lâu dài hơn”.
Chủ tịch Trần Anh Trung (ITM Group) nhấn mạnh: “Tư cách lưu trú chỉ là khuôn khổ. So sánh loại visa không giúp doanh nghiệp tuyển được người gắn bó. Sự cần thiết là thiết kế hệ thống tiếp nhận và đào tạo đồng bộ với định hướng nhân sự của doanh nghiệp.”
Ông Trần Anh Trung – Chủ tịch ITM Group
Những chia sẻ này đã gợi mở cho NCNetwork hướng tiếp cận mới: Thay vì bị động chọn visa, doanh nghiệp cần chủ động xây dựng quy trình tiếp nhận hiệu quả, bước đầu có thể bắt đầu từ chương trình thực tập.
“Trước tiên hãy bắt đầu từ chương trình thực tập”, một cách để tránh tình trạng lệch pha
Tại ITM, chúng tôi khuyên doanh nghiệp:
– Đảm bảo độ phù hợp bằng cách: Tiếp nhận sinh viên đại học thực tập ngắn hạn
– Sau đó đánh giá thực tế trước khi quyết định tuyển chính thức thông visa Kỹ sư
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tuyển dụng chính thức sau khi đã quan sát quá trình làm việc thực tế. Nhờ đó, thay vì “tuyển ngay từ đầu”, doanh nghiệp có thể “tuyển sau khi đã quan sát kỹ”, qua đó giảm đáng kể rủi ro sai lệch giữa người và vị trí sau khi nhận việc.
Câu chuyện không dừng ở khuyến nghị – mà còn được minh chứng bằng trải nghiệm thực tế từ chính đội ngũ của ITM.
3. Chị Nguyễn Giang Ngân – một trong những thành viên của ITM là một ví dụ điển hình cho hành trình “Từ thực tập sinh đến lãnh đạo doanh nghiệp – Hành trình trưởng thành và cống hiến”
Chị Nguyễn Giang Ngân chia sẻ trong buổi nói chuyện giữa 2 bên: “Tôi đến Nhật Bản khi còn là sinh viên đại học theo diện thực tập, sau đó chuyển sang visa Kỹ sư và chính thức vào làm việc. Nhờ đã có kinh nghiệm thực tế tại nơi làm việc nên tôi có thể bắt đầu công việc một cách tự tin ngay từ đầu.”
Hiện nay, chính chị Ngân là người trực tiếp làm cầu nối tư vấn cho doanh nghiệp, với vai trò là nhân viên kinh doanh “vừa hiểu rõ hệ thống visa, vừa có kinh nghiệm thực tế tại hiện trường”, nhờ đó nhận được sự tin tưởng cao từ các công ty Nhật Bản.
Chị Nguyễn Giang Ngân – CBNV ITM Group
“Những doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến ‘tên của chương trình visa’, mà còn suy nghĩ đến ‘cách tiếp nhận và đào tạo nhân sự’, thì rõ ràng tỷ lệ nhân sự gắn bó lâu dài cũng cao hơn.”
Từ chia sẻ cá nhân, cuộc trao đổi tiếp tục mở rộng sang mô hình tiếp nhận nhân sự hiệu quả giữa doanh nghiệp Nhật và ITM – mà điển hình là sự hợp tác cùng Hashimoto Seimitsu.
4. Hashimoto Seimitsu: Mô hình phát triển từ thực tập sinh – Không chỉ đơn thuần là tuyển dụng
Chúng tôi xin giới thiệu một doanh nghiệp đã thành công trong việc giữ chân nhân sự nước ngoài lâu dài nhờ sự hỗ trợ từ ITM, đó chính là: Công ty Hashimoto Seimitsu Kogyo Co., Ltd. (Giám đốc đại diện: ông Hashimoto Yasuhisa), là doanh nghiệp kỹ thuật cao trong lĩnh vực gia công dập kim loại tấm, có trụ sở công ty ở Tokyo, nhà máy tại Ibaraki và chi nhánh tại Việt Nam và Trung Quốc.
Hashimoto Seimitsu đã hợp tác với ITM để xây dựng một chiến lược nhân sự dài hạn, có tổ chức bài bản và đây chính là một ví dụ điển hình cho mô hình này.
– Gửi thực tập sinh sang Nhật
– Đào tạo ngôn ngữ, quy trình chất lượng và kỹ thuật dập tấm
– Sau khi hoàn thành thực tập, về Việt Nam đảm nhận vai trò lãnh đạo tại chi nhánh
Công ty Hashimoto Seimitsu Kogyo Co., Ltd.
Anh Nguyễn Hữu Trực – lãnh đạo chi nhánh Công ty tại Việt Nam chia sẻ với ITM: “Kỹ năng, năng lực tiếng Nhật và cách làm việc kiểu Nhật mà tôi tích lũy được trong thời gian ở Nhật đã giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng mối quan hệ tin cậy với đội ngũ tại địa phương.”
Đồng thời Chủ tịch Hashimoto từng nhấn mạnh: “Chúng tôi đầu tư vào đào tạo nhân sự không chỉ để lấp chỗ trống, mà để xây dựng nguồn lực nâng cao năng lực và phát triển đồng bộ với chi nhánh quốc tế.”
Mô hình này không chỉ giải quyết bài toán thiếu lao động, mà còn tạo ra nguồn nhân sự gắn bó, hiểu văn hóa doanh nghiệp, sẵn sàng đồng hành với tầm nhìn dài hạn.
Và để mô hình này thực sự phát huy hiệu quả, ITM đã phát triển một hệ thống hỗ trợ xuyên suốt cho doanh nghiệp – từ trước khi nhân sự lên đường đến sau khi đã nhận việc tại Nhật. ITM chia sẻ cùng NC Network trong buổi trao đổi:
5. Gắn bó sau tuyển dụng – Bí quyết giữ chân nhân sự của ITM
Tùy theo ngành nghề và môi trường làm việc của từng doanh nghiệp, ITM luôn cùng doanh nghiệp xem xét hình thức tuyển dụng và tiếp nhận phù hợp nhất – phong cách hỗ trợ của ITM luôn mang tính “đồng hành”.
ITM không dừng lại ở việc “tuyển dụng”, mà còn đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ sau khi nhân sự đã được phân công công việc. Một ví dụ điển hình cho mô hình này chính là chị Nguyễn Giang Ngân, người từng sang Nhật theo chương trình thực tập sinh, sau đó chuyển sang visa Kỹ sư để làm việc chính thức. Hiện nay, chị đang giữ vai trò nhân viên kinh doanh tại ITM Japan và giới thiệu những nhân sự có nhu cầu giống mình đến các doanh nghiệp.
ITM xây dựng một hệ thống hỗ trợ toàn diện, bao gồm:
– Đào tạo trước khi xuất cảnh: tiếng Nhật, tác phong, nghiệp vụ
– Hỗ trợ sau khi phân công: phiên dịch, ổn định cuộc sống, phỏng vấn định kỳ
– Hỗ trợ các thủ tục: thay đổi hoặc gia hạn tư cách lưu trú
Chính nhờ hệ thống này, ITM cùng doanh nghiệp từng bước xây dựng “một cơ chế giúp nhân sự không rời bỏ công việc”.
“Không chỉ hiểu về hệ thống và pháp luật, mà còn dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra sau khi nhân sự được phân công – chính vì thế, tôi nghĩ đó là lý do tuyển dụng theo cách này mới duy trì được lâu dài.” – chị Nguyễn Giang Ngân chia sẻ
6. Khi luật thay đổi, hệ thống tiếp nhận linh hoạt là chìa khóa
Dự kiến vào năm 2027, một hệ thống tư cách lưu trú mới có tên “Chế độ lao động – đào tạo (育成就労制度)” sẽ được triển khai, tích hợp hai chương trình hiện tại là “Thực tập kỹ năng” và “Kỹ năng đặc định”.
Trong bối cảnh các ngành nghề được áp dụng và nghĩa vụ hỗ trợ đang được rà soát lại, sẽ có những tình huống mà chỉ “biết về chế độ” thôi là chưa đủ để ứng phó hiệu quả.
“Tại ITM, chúng tôi luôn theo dõi sát các xu hướng điều chỉnh chính sách, đồng thời xây dựng hệ thống hỗ trợ phù hợp để có thể tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hoặc thay đổi mô hình tiếp nhận nhân sự tùy theo ngành nghề và chiến lược nhân lực cụ thể của từng đơn vị.” – Chủ tịch Trần Anh Trung chia sẻ.
Chủ tịch Trần Anh Trung và chị Nguyễn Giang Ngân
Chính vì vậy, vào thời điểm hiện tại, việc không chỉ so sánh sự “khác nhau” giữa các loại hình tư cách lưu trú, mà còn phải xây dựng một kế hoạch tiếp nhận toàn diện – bao gồm cả “cách tiếp nhận và đào tạo nhân sự” – đang trở thành điều không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Đó cũng chính là kết luận chung giữa NC Network và ITM trong buổi làm việc: muốn tuyển được nhân sự nước ngoài gắn bó và trưởng thành, cần bắt đầu từ chiến lược – không chỉ từ nhu cầu trước mắt.
Buổi trao đổi giữa ITM và NC Network đã không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ khó khăn, mà còn mở ra những góc nhìn mới về cách tiếp cận nhân sự nước ngoài trong ngành sản xuất. Hai bên thống nhất rằng: để tuyển được người có thể gắn bó và trưởng thành, doanh nghiệp cần một hệ sinh thái nhân sự toàn diện – từ định hướng ban đầu, cách tiếp nhận, đào tạo, hỗ trợ trong và sau làm việc, cho đến khả năng thích ứng với thay đổi chính sách. Với kinh nghiệm triển khai tại thị trường Nhật Bản, cùng hiểu biết sâu sắc về hành vi lao động Việt Nam, ITM cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng các doanh nghiệp thành viên NC Network trong việc thiết kế và triển khai các mô hình tiếp nhận nhân sự quốc tế bền vững, linh hoạt và hiệu quả.
Tuyển đúng người là bước đầu, giữ đúng người là thành công – nhưng giúp họ trưởng thành mới là đích đến dài hạn. Đó là tinh thần xuyên suốt mà ITM và NC Network cùng theo đuổi trong hành trình phát triển nguồn lực quốc tế cho ngành sản xuất Nhật Bản.
Xem thêm: Bài viết đăng tải trên emidas-magazine